MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

Kính gửi Quý thầy cô GV, CB, NCV Trường Đại học Đông Á

 Phòng Quản lý Khoa học xin cung cấp một số định hướng trong hoạt động khoa học công nghệ nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu có hệ thống, giúp GVCB trong Nhà trường có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn khi đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm ở các địa phương khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Thông qua đó, các đề xuất nghiên cứu không chỉ phù hợp với nhu cầu thực tiễn của từng địa phương mà còn có tính ứng dụng cao, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. Đồng thời, việc tổng hợp này giúp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các nhà khoa học và cơ quan quản lý, tối ưu hóa nguồn lực nghiên cứu và tạo điều kiện để các kết quả khoa học công nghệ được triển khai thực tế một cách hiệu quả.

Các thông báo cụ thể của các Sở KH&CN tỉnh/thành phố về việc tuyển chọn cá nhân/đơn vị thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thường xuyên được cập nhật và đăng tải tại website P. QLKH, vui lòng theo dõi tại địa chỉ: https://nckh.donga.edu.vn/

1. Tỉnh Đắk Lắk:

* Một số mục tiêu phát triển khoa học công nghệ:

- Tập trung vào Chiến lựợc phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; chương trình KH&CN tỉnh; kế hoạch thực hiện phương hướng mục tiêu nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, phục tráng, sản xuất và chuyển giao các loại giống cây trồng vật nuôi năng suất chất lượng cao có khả năng chống bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung hoàn thiện công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 ưu tiên sản xuất giống chất lượng cao.

- Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ chuyển đổi nông nghiệp số; triển khai các giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao hữu cơ công nghệ sinh học... Tăng cường huy động và khai thác nguồn lực đầu tư từ xã hội cho nghiên cứu ứng dụng đổi mới sáng tạo chuyển giao công nghệ phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực đột phá đẩy nhanh chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngành; khuyến khích đầu tư các khu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng và phát triển thương hiệu và tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị.

- Các đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025 phải căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của địa phương, tập trung chủ yếu nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng ở vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

- Tập trung vào các Chương trình sau:

 + Khoa học Xã hội và Nhân văn Giáo dục và đào tạo.

+ KH&CN phát triển nông nghiệp và biến đổi khí hậu.

+ KH&CN nâng cao năng suất chất lượng sở hữu trí tuệ và phát triển công nghệ lĩnh vực khác

+ Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn phát triển gen; y dược và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

(Chi tiết nội dung tham khảo Nghị quyết số 19/NQĐ-HĐND ngày 20/7/2022 về nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030).

* Thời gian kêu gọi nộp đề xuất nhiệm vụ KHCN hằng năm: Tháng 2, tháng 5

2. Tỉnh Quảng Nam:

Định hướng trong hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam được nếu cụ thể trong QĐ 3341/QĐ-UBND ngày 21/09/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Link VB: https://skhcn.quangnam.gov.vn/webcenter/portal/sokhcn/pages_vb-sokhcn/chi-tiet?dDocName=PORTAL166855

* Thời gian kêu gọi nộp đề xuất nhiệm vụ KHCN hằng năm: Thường xuyên

3. Thành phố Đà Nẵng:

* Một số mục tiêu phát triển khoa học công nghệ:

3.1. Khoa học kỹ thuật, Y-Dược…:

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn thành phố ĐN:

+ Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

+ Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- NCKH phục vụ phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật trọng điểm của thành phố ĐN:

+ NCKH và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí - tự động hóa

+ NCKH và phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, và CNTT

+ Nghiên cứu công nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu mới.

- NCKH phục vụ xây dựng thành phố môi trường và phòng chống thiên tai:

+ NCKH trong công tác BVMT

+ NCKH trong ứng phí với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai

+ NCKH trong bảo tổn, khai thác, sử dụng, phục hồi nguồn lợi tài nguyên rừng, biển

- NCKH trong lĩnh vực y dược phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên địa bàn thành phố ĐN:

+ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh

+ Điều tra, khảo sát và đánh giá về nguồn tài nguyên dược liệu trên đại bàn thành phố

+ NC ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng có chất lượng cao…

+ NC phát triển y học cổ truyền.

3.2 Khoa học xã hội:

- Phát triển bền vững kinh tế - xã hội ĐN

- Nghiên cứu các giá trị lịch sử, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và phát triển KT-XH

- Phát triển lực lượng lao động kỹ thuật cao.

* Thời gian kêu gọi nộp đề xuất nhiệm vụ KHCN hằng năm: Thường xuyên

4. Tỉnh Quảng Trị:

* Một số mục tiêu phát triển khoa học công nghệ

4.1. Nghiên cứu điều tra cơ bản  

- Tập trung nghiên cứu điều tra cơ bản một số lĩnh vực quan trọng làm cơ sở khoa học trong việc phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và định hướng xây dựng các Đề án, Chủ trương, Chính sách  lớn về quy hoạch và đầu tư phát triển một số vùng kinh tế động lực và các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh;

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng cung cấp các thông tin, số liệu(CSDL) làm luận cứ khoa học phục vụ thiết thực cho việc phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý để phát triển một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh.  

4.2. Khoa học xã hội và nhân văn

- Nhiệm vụ khoa học xã hội và nhân văn cần tập trung các đề tài/đề án nghiên cứu, nhằm xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách lớn của tỉnh về phát triển mô hình kinh tế- xã hội ở địa phương; nhất là các nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá thực trạng về những vấn đề xã hội nổi cộm để kiến nghị, đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp và xây dựng các chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội;

- Nghiên cứu các Mô hình Khu Thương mại tự do, kinh nghiệm thế giới và khu vực, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù áp dụng tại Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan; Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp có tính đột phá như  maketing, ứng dụng công nghệ số, công nghệ Blochchain, bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đối với một số hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao phục vụ xuất khẩu.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cải cách hành chính nhằm phục vụ nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; Nghiên cứu các tác động mạng xã hội và công nghệ kỹ thuất số đến hành vi của học sinh; Xây dựng các chính sách nội bộ, tự chủ trong các trường học phổ thông, đổi mới phương pháp giáo dục, định hướng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho một số ngành kinh tế - xã hội mũi nhọn, dự báo nhu cầu về đào tạo nghề và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong tương lai;   - Nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng, phục vụ du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

4.3. Khoa học Nông nghiệp

- Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tập trung vào việc phục tráng, khảo nghiệm các giống cây trồng, con nuôi mới chất lượng cao; xây dựng các mô hình sản xuất các cây con chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao; phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, có mã vùng trồng các nông sản chủ lực của tỉnh Trong đó, ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ (Organic), quy trình sản xuất tự nhiên, tuần hoàn khép kín để tạo ra nguồn nguyên liệu nông sản, dược liệu sạch có chất lượng và giá trị kinh tế cao;

- Đề xuất/đề xuất đặt hàng một số nhiệm vụ KH,CN&ĐMST trong việc triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen một số loại cây trồng, con nuôi quý hiếm có giá trị trong giai đoạn 2025-2030;

- Nghiên cứu hoàn thiện các quy trình kỹ thuật và công nghệ mới, xây dựng các mô hình sản xuất nuôi trồng ven biển theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 06/12/2023 “Về việc thực hiện Chương trình Phát triển Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2030”;

- Nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học để triển khai thực hiện Chương trình hành động số 71-CTr/TU ngày 24/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới:

+ Nghiên cứu sản xuất các loại chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ và xử lý môi trường; sản suất các giống cây trồng nông - lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô (invitro) để tạo ra giống có năng suất và chất lượng cao, ít nhiễm sâu bệnh hại;

+ Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chế biến sâu sau thu hoạch như: chế biến cà phê chất lượng cao, trà từ võ cà phê, chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu, nâng hạng các sản phẩm OCOP của địa phương,...để tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có đăng ký sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhằm tăng sức cạnh tranh, nâng cao chuỗi giá trị nông sản và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu các mô hình,  giải pháp phục vụ phát triển Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới  trên địa bàn tỉnh. Trong đó ưu tiên thí điểm xây dựng một số mô hình “thôn thông minh”, “xã thông minh”, “đô thị thông minh” tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

4.4. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ các ngành, lĩnh vực

a, Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

- Các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các cơ quan, doanh nghiệp nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch số 190-KH/TU ngày 12/08/2020 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 5807/KH-UBND ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh “Về việc thực hiện Nghị quyết số 52- NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” .

b, Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

- Chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu để ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng hiệu quả về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản,…

c, Lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng và GTVT  

- Các nhiệm vụ nghiên cứu về vật liệu mới, ứng dụng quy trình công nghệ thiết bị, máy móc chuyên dụng mới có hiệu suất cao trong các ngành xây dựng và trong ngành Giao thông - Vận tải của tỉnh;

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng làm luận cứ khoa học để cung cấp các cở sở dữ liệu (thông tin, số liệu) phục vụ phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để thu hút đầu tư các dự án xây dựng nhà máy điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện khí hóa lỏng (LNG) trên địa bàn tỉnh. 

d, Lĩnh vực An ninh- Quốc phòng

- Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến An ninh - Quốc phòng có tính cấp thiết, nổi cộm như lừa đảo qua mạng xã hội, tín dụng đen, tình hình an ninh trật tự các tại vùng kinh tế mới, cửa khẩu, các khu du lịch - dịch vụ thuộc vùng đông dân cư, vùng biên giới, địa bàn trọng điểm,…nhằm đề xuất các phương án đấu tranh phòng chống tội phạm hiệu quả để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

4.5. Khoa học Y- Dược

- Nghiên cứu các kỹ thuật mới, phương pháp mới để nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị, phòng dịch bệnh hiểm nghèo, đột quỵ trong cộng đồng. Chú trọng nghiên cứu tiền lâm sàng, đánh giá độc tố sản phẩm các phương pháp, bài thuốc y học dân gian cổ truyền, các loài cây dược liệu bản địa để cung cấp nguyên liệu bào chế các loại thuốc Nam, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

* Thời gian kêu gọi nộp đề xuất nhiệm vụ KHCN hằng năm: Thường xuyên