Thư mời tham gia viết bài hội thảo khoa học Chủ đề: “Marketing với Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong thời đại số”

Thực hiện Kế hoạch số 520/KH-ĐHTCM ngày 01/4/2022 của Hiệu trưởng về việc tổ chức Diễn đàn Marketing 2022; trong khuôn khổ Diễn đàn, Trường Đại học Tài chính - Marketing chủ trì tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Marketing với Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong thời đại số”, các đối tác tham gia đồng tổ chức gồm Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Hội thảo là diễn đàn dành cho các học giả và chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp cùng thảo luận về những chiến lược, quy trình, kỹ thuật, xu hướng mới nhất trong ngành marketing ở Việt Nam và trên thế giới trong mối quan hệ với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong thời đại số hóa. Từ đó, giúp các doanh nghiệp và các tổ chức sáng tạo giá trị ngày càng cao cho người dùng, cho các bên liên quan, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội và đất nước.

1. NỘI DUNG HỘI THẢO

Hội thảo tập trung vào các vấn đề sau:

  • Cơ sở lý luận về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; các nhân tố thúc đẩy khởi nghiệp, rào cản khởi nghiệp;
  • Thực tiễn về các cơ chế, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ khởi nghiệp; kinh nghiệm các quốc gia, địa phương hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp;
  • Các xu hướng khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới; | Các nhân tố tác động đến quyết định/hành vi khởi nghiệp;
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp; - Vai trò của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp khởi nghiệp;
  • Các nhân tố thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp;
  • Lý thuyết và thực tiễn về marketing vận dụng trong khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
  • Đánh giá tác động của marketing đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp và hiệu quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; 
  • Xu hướng marketing, chiến lược marketing cho doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hóa; 
  • Các vấn đề khác có liên quan đến chủ đề hội thảo.

2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  • Thời gian dự kiến: tháng 12 năm 2022
  • Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh

3. THỂ LỆ GỬI BÀI HỘI THẢO

  • Thời gian gửi bài: đến hết ngày 15/10/2022
  • Địa chỉ email gửi bài: hoithaokhoahoc@ufm.edu.vn
  • Quy định chi tiết về bài viết hội thảo: file đính kèm

- Bài viết được phản biện, có chất lượng sẽ được đăng trong kỷ yếu Hội thảo có chỉ số ISBN

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

  • TS. Nguyễn Thành Nam, Khoa Marketing (SĐT: 0912346886).
  • Ban tổ chức Hội thảo rất mong nhận được sự quan tâm của Quý vị

.................................................................................................................

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BÀI VIẾT HỘI THẢO

 1. Quy định chung

  • Ngôn ngữ bài viết Tiếng Việt.
  • Bài viết có độ dài tối thiểu 3000 từ, tối đa 5000 từ (không bao gồm tài liệu tham khảo, phụ lục).
  • Bài viết được soạn thảo trên Microsoft Word, khổ giấy A4.
  • Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 13.
  • Dãn dòng: 1,5 line.
  • Cỡ chữ cho phần Tài liệu tham khảo 11.

2. Quy định bài viết

2.1. Tên bài tham luận

  • Tên bài viết ngắn gọn, rõ ràng, không quá 20 từ, phản ánh nội dung chính của bài viết

2.2. Tên tác giả quan

  • Tên tác giả, học hàm, học vị; tên cơ quan công tác; email điện thoại

2.3. Tóm tắt bài viết

  • Phần tóm tắt phải viết ngắn gọn thành một đoạn văn (từ 150 đến 200 từ). Phần tóm tắt phản ánh được 1) mục tiêu của bài viết, 2) phương pháp nghiên cứu, 3) cỡ mẫu và dữ liệu nghiên cứu và 4) kết quả chính.

2.4. Từ khóa (keywords)

  • Tác giả cần đưa ra 3 đến 5 từ khoá của bài viết theo thứ tự alphabet và thể hiện đặc trưng cho chủ đề của bài viết.

2.5. Cấu trúc của bài viết

2.5.1 Giới thiệu hoặc đặt vấn đề

  • Phần giới thiệu (hoặc đặt vấn đề cần thể hiện: (i) Lý do thực hiện nghiên cứu này và tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu (có ý nghĩa như thế nào về mặt lý luận và thực tiễn); (ii) Xác định vấn đề nghiên cứu; (iii) Nội dung chính mà bài viết sẽ tập trung giải quyết.

2.5.2 Tổng quan nghiên cứu, cơ sthuyết

  • (i)Trình bày rõ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan; (ii) Khung lý thuyết hoặc khung phân tích sử dụng trong bài viết:

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu

  • (iii) Tác giả có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định lượng, hoặc cả hai tùy theo cách tiếp cận mà mình lựa chọn, trong đó cần thể hiện mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (nghiên cứu định lượng) và/hoặc thiết kế nghiên cứu định tính, cũng như các phương pháp thu thập dữ liệu.

2.5.4 Kết quả thảo luận

  • Phần này cần: (i) Diễn giải, phân tích các kết quả phát hiện mới; (ii) Rút ra mối quan hệ chung, mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó. Đối với một số dạng bài viết mang tính chất tư vấn, phản biện chính sách, ý kiến chuyên gia... phần này có thể chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu (đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân...).

2.5.5 Kết luận hoặc (và) khuyến nghị giải pháp

  • Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, các bài viết cần có kết luận và đưa ra giải pháp hay khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu.

2.5.6 Trích dẫn và tài liệu tham khảo

Các trích dẫn và tài liệu tham khảo trong bài viết thực hiện theo chuẩn APA.

  • Họ, tên viết tắt chữ cái đầu của các tác giả. (Năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập in nghiêng (số phát hành), trang số, DOI: XX.XXXXXXXXXX (nếu có) VD: Stanton, G. C. (2008). Education in the minds of millions. Education Quarterly, 5(13), 567-580.
  • Họ, tên viết tắt chữ cái đầu của các tác giả. (Năm xuất bản). Tên sách in nghiêng. Nơi xuất bản:Nhà xuất bản,

VD: Duenwald, M., Ronald, R. P., & Smith, J. W. (2004). Addiction and environmental change. Boston, MA: Pearson Education.

Nguồn: https://bit.ly/3qieIVK