Căn cứ Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 và Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 của UBND tỉnh về việc quy định quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn Bình Thuận;
Căn cứ Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 17/8/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng thực hiện trong kế hoạch năm 2023 (đợt 2).
Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh thực hiện trong năm 2023 (đợt 2) như sau:
I. TÊN, MỤC TIÊU, SẢN PHẨM, PHƢƠNG THỨC THỰC HIỆN, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG KẾT QUẢ:
1. Tên đề tài: Điều tra, khảo sát và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm: chế biến thuỷ hải sản, chế biến và bảo quản thanh long, sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
Trình độ năng lực công nghệ của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm: chế biến thuỷ hải sản, chế biến và bảo quản thanh long, sản xuất tôm giống tăng 12% so với trước thời điểm triển khai.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Kết quả đánh giá trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm: chế biến thuỷ hải sản, chế biến và bảo quản quả thanh long, sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Bộ giải pháp nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm: chế biến thuỷ hải sản, chế biến và bảo quản thanh long, sản xuất tôm giống tăng 12% so với trước thời điểm triển khai.
- Phần mềm để đánh giá trình độ, năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Sở KH&CN;
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan.
2. Tên đề tài: Nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn tỉnh Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn của tỉnh Bình Thuận.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng mô hình kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn tỉnh Bình Thuận.
+ Xây dựng bộ giải pháp nhằm quản lý, phát triển mô hình kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận và quản lý giải quyết tốt các rủi ro, hệ lụy tiêu cực phát sinh từ KTBĐ.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn của tỉnh Bình Thuận.
- Sơ đồ mô phỏng bố trí khu vực kinh tế đêm tại những địa điểm lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế ban đêm.
- Danh mục các sản phẩm, loại hình hoạt động, dịch vụ vui chơi, giải trí cụ thể, phù hợp với lợi thế, điều kiện thực tế của tỉnh.
- 03 tour, tuyến, điểm, khu du lịch có thể khai thác, cung cấp các sản phẩm du lịch về đêm.
- Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác mô hình kinh tế ban đêm: Ban hành khung hướng dẫn về vận hành, phối hợp và quản lý các hoạt động kinh tế ban đêm để tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có tham gia kinh tế ban đêm thực hiện; Xây dựng quy chế quản lý, nội quy tại các khu vực, điểm tham quan phục vụ kinh tế ban đêm; Xây dựng các mô hình liên kết giữa cơ quan quản lý với các đơn vị, cá nhân kinh doanh….
- Bộ giải pháp nhằm duy trì, phát triển mô hình kinh tế ban đêm và quản lý giải quyết tốt các rủi ro, hệ lụy tiêu cực phát sinh từ mô hình kinh tế ban đêm.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Thuận, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận; - Các sở, ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố có liên quan;
- Các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, kinh doanh vào kinh tế ban đêm.
3. Tên đề tài: Đánh giá giá trị đặc sắc về đa dạng sinh học và điều kiện tự nhiên khu vực Suối nước nóng Bưng Thị, tỉnh Bình Thuận để phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu chung:
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá những giá trị đặc sắc về đa dạng sinh học và điều kiện tự nhiên (địa chất, cảnh quan) để đề xuất quy hoạch phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học ở cấp độ loài và hệ sinh thái ở khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
+ Xác định những giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học (loài quý, hiếm, đặc hữu, loài có giá trị kinh tế, ...) và điều kiện tự nhiên (địa chất, cảnh quan) của khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
+ Đề xuất quy hoạch phát triển du lịch sinh thái kết hợp với các giải pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan) trong khu vực nghiên cứu.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Nhóm sản phẩm thông tin về đa dạng sinh học: Các báo cáo, phim ảnh, dữ liệu số, bản đồ phân bố …. về đa dạng và giá trị các hệ sinh thái trên cạn, các hệ sinh thái đất ngập nước, các loài động vật (cá, giáp xác, thân mềm, côn trùng, lưỡng cư, bò sát, chim, thú ), thực vật (bậc thấp, bậc cao), nấm khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
- Nhóm sản phẩm về các giá trị đặc biệt, giá trị kinh tế ở khu vực Suối nước nóng Bưng Thị (với phân tích, hình ảnh, video, dữ liệu số … ):
+ Danh mục các loài có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học và bảo tồn: các loài quý, hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ IUCN, các loài đặc hữu (nếu có).
+ Danh mục các loài trong các danh sách bảo vệ của CITES, Nghị định Chính Phủ (06/2019/NĐ-CP, 64/2019/NĐ-CP, 26/2019/NĐ-CP, ...).
+ Danh mục các loài động thực vật có giá trị kinh tế.
+ Atlat hình ảnh các loài có giá trị đặc biệt về bảo tồn, bảo vệ và kinh tế.
- Sản phẩm về những giá trị đặc sắc về địa chất và cảnh quan ở khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
- Nhóm sản phẩm về đề xuất quy hoạch phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn:
+ Đề xuất phân vùng phục vụ xây dựng mô hình du lịch sinh thái ở khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
+ Bản đồ/ sơ đồ quy hoạch du lịch sinh thái ở khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
+ Đề xuất các giải pháp thu h t đầu tư để xây dựng và phát triển các mô hình du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị về địa chất, cảnh quan ở khu vực Suối nước nóng Bưng Thị.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu.
- Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan.
- Các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch có mong muốn được đầu tư để phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn.
4. Tên đề tài: Nghiên cứu điều tra thu thập các giống cây dược liệu và đề xuất phương án bảo tồn, phát triển cây dược liệu tại Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
- Điều tra, xác định tập đoàn cây dược liệu tại Bình Thuận. Định danh chính xác tên khoa học, tên dân gian, dược tính, công dụng.
- Đề xuất phương án bảo tồn, phát triển các giống cây dược liệu, đặc biệt là các giống quý trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng bản đồ cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Các báo cáo, số liệu, dữ liệu … về cây dược liệu tại tỉnh Bình Thuận: Định danh chính xác tên khoa học, tên dân gian, dược tính, công dụng, hình ảnh, bản v mô tả ….
- Phương án bảo tồn, phát triển các giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. - Bản đồ phân bố các cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
c. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Sở tế; Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan.
- Các bệnh viện; công ty dược; các địa phương có nguồn cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
5. Tên đề tài: Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu Chứng nhận cho sản phẩm mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận
a. Mục tiêu chung của đề tài:
- Mục tiêu chung: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận trở thành thương hiệu mạnh và nổi tiếng thông qua việc quản lý và đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu Chứng nhận nhằm duy trì danh tiếng sản phẩm, nâng cao giá trị thương phẩm, mang lại uy tín và lợi ích kinh tế thiết thực cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này c ng như đảm bảo cho người tiêu dùng được s dụng sản phẩm mực một nắng đ ng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm.
- Mục tiêu cụ thể:
- Nhãn hiệu Chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận được đăng ký bảo hộ;
- Xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng Nhãn hiệu Chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận;
- Hỗ trợ quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận.
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
- Báo cáo thực trạng sản xuất và kinh doanh Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận;
- Nhãn hiệu Chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận được đăng ký bảo hộ;
- Bộ tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận mang Nhãn hiệu Chứng nhận;
- Hệ thống các quy chế, quy định về việc s dụng và quản lý Nhãn hiệu Chứng nhận Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận;
- Thiết kế hệ thống tem nhãn, bao bì cho Nhãn hiệu Chứng nhận Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận;
- Hệ thống tài liệu, công cụ quảng bá Nhãn hiệu Chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận;
- Mô hình tổ chức quản lý, khai thác Nhãn hiệu Chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận đi vào hoạt động và bước đầu có hiệu quả;
- Tài liệu tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân và các cơ sở sản chế biến sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Các sở ngành có liên quan; UBND các địa phương có sản phẩm Mực một nắng mang Nhãn hiệu Chứng nhận.
6. Tên đề tài: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất đồ uống và thực phẩm chống lão hóa giàu calcium từ quả thanh long tại tỉnh Bình Thuận
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất đồ uống và thực phẩm chống lão hóa giàu calcium từ quả thanh long tại tỉnh Bình Thuận
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Mô hình sản xuất đồ uống và thực phẩm chống lão hóa giàu calcium từ quả thanh long tại tỉnh Bình Thuận: sản phẩm được sản xuất bởi đơn vị có chức năng sản xuất đồ uống và thực phẩm chức năng tại tỉnh; Đáp ứng các tiêu chí của các cơ quan quản lý nhà nước về đồ uống và thực phẩm chức năng.
- Các sản phẩm đồ uống và thực phẩm chống lão hóa giàu calcium từ quả thanh long tại tỉnh Bình Thuận: Đáp ứng các tiêu chí của các cơ quan quản lý nhà nước về đồ uống và thực phẩm chức năng; thời gian bảo quản trên 12 tháng; Các thực phẩm chức năng có đơn hợp lệ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và đăng ký thực phẩm chức năng.
- Quy trình chuẩn trong sản xuất các loại đồ uống và thực phẩm chống lão hóa giàu calcium từ quả thanh long có quy mô phù hợp.
- Hồ sơ đăng ký hợp lệ sở hữu trí tuệ và thực phẩm chức năng cho các sản phẩm thực phẩm chức năng.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan;
- Các doanh nghiệp sản xuất đồ uống và thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh.
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN:
1. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì.
2. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ đề tài (Mẫu B1-1-ĐON).
3. Thuyết minh đề tài (Đối với đề tài số 3, 4, 6 s dụng biểu B1-2aTMĐTCN; Đối với đề tài số 1, 2, 5 s dụng biểu B1-2b-TMĐTXH).
4. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài (Mẫu B1-3-LLTC);
5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học thực hiện đề tài có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (Mẫu B1-4-LLCN).
6. Văn bản xác nhận (nếu có) về sự đồng ý của các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện đề tài (Mẫu B1-5-PHNC).
7. Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, dịch vụ cần thuê để thực hiện đề tài (thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ). Báo giá được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung trước thời điểm họp thẩm định kinh phí (nếu cần).
8. Phương án huy động vốn đối ứng đối với đề tài phải có vốn đối ứng. Văn bản cụ thể cần có cho từng trường hợp trong phương án huy động vốn đối ứng như sau:
a) Đối với trường hợp s dụng nguồn vốn tự có: Hồ sơ minh chứng tổ chức chủ trì có thể huy động được nguồn vốn tự có để thực hiện đề tài.
b) Đối với trường hợp huy động vốn từ các cá nhân/tổ chức hoặc huy động vốn góp của chủ sở hữu: Cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của các cá nhân/tổ chức/chủ sở hữu cho tổ chức chủ trì để thực hiện đề tài.
c) Đối với trường hợp vay tổ chức tín dụng: Cam kết cho vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện đề tài hoặc hợp đồng hạn mức tín dụng c n hiệu lực của tổ chức tín dụng đối với tổ chức chủ trì. Trước khi ký hợp đồng thực hiện đề tài, nếu Tổ thẩm định kinh phí có yêu cầu, tổ chức chủ trì bổ sung Hợp đồng tín dụng cho đề tài với tổng giá trị hợp đồng tín dụng đảm bảo được vốn đối ứng thực hiện đề tài.
9. Tài liệu liên quan khác, nếu tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ hoặc đơn vị quản lý cần làm rõ thông tin trong quá trình tuyển chọn và thẩm định đề tài.
Tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn nhiệm vụ KHCN g i 01 bộ Hồ sơ gồm 14 bản (01 bản gốc và 13 bản sao) về Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận (qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp).
Thùng đựng Hồ sơ phải được niêm phong, bên ngoài ghi rõ:
- Tên đề tài.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của tổ chức đăng ký chủ trì và tổ chức tham gia phối hợp thực hiện.
- Họ tên, số điện thoại, địa chỉ mail của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và danh sách cá nhân tham gia chính.
- Danh mục tài liệu có trong thùng hồ sơ.
III. THỜI HẠN NHẬN HỒ SƠ:
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn chậm nhất đến 17 giờ ngày 25/10/2023. Ngày nhận hồ sơ là ngày ghi dấu của bưu điện (trường hợp gửi qua Bưu điện) hoặc dấu công văn đến của Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận (trường hợp gửi trực tiếp).
Trường hợp thành phần hồ sơ không đầy đủ và không nộp đ ng thời gian như trên, Sở Khoa học và Công nghệ không đưa ra tuyển chọn.
Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Thuận