Nhân kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), Trường Đại học Đông Á tổ chức Hội thảo khoa học “PHONG TRÀO ĐÔNG DU - NHỮNG GIÁ TRỊ TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI”.
Thời gian: ngày 3/3/2023, từ 8g30 đến 15g30.
Địa điểm: Trường Đại học Đông Á. 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến (via zoom).
■ Link đăng nhập: https://zoom.us/j/93283814162...
■ ID hội thảo: 932 8381 4162
■ Passcode hội thảo: 03032023
Nội dung hội thảo:
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 20 tham luận, của các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học từ Hà Nội, Vinh, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, theo các chủ đề như sau:
■ Chủ đề 1: PHONG TRÀO ĐÔNG DU ĐẦU THẾ KỶ XX
- ĐINH QUANG HẢI, TRƯƠNG THỊ HẢI: Ảnh hưởng của tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX đối với Phan Bội Châu và phong trào Đông du ở Việt Nam
- TRẦN THANH THỦY: Cách thức tổ chức lớp học và những quy định về chương trình học cho lưu học sinh ở Nhật Bản trong phong trào Đông Du (1905 - 1908)
- NGÔ MINH HIỆP, TỐNG THỊ TÂN: Việc huy động tài chính phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX
- NGUYỄN MINH PHƯƠNG, ĐẶNG THÙY DƯƠNG, NGUYỄN TRƯƠNG PHƯƠNG TIN: Phong trào Đông Du: sự chuyển biến tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX
- LÊ THỊ THANH GIAO - Một số đóng góp của Tiểu La Nguyễn Thành đối với Duy tân hội và phong trào Đông Du
- TRẦN MINH ĐỨC, BÙI THANH XUÂN: Tăng Bạt Hổ - Yếu nhân của phong trào Đông Du
- PHẠM THỊ HUỆ: Chí sĩ Nguyễn Thần Hiến với phong trào Đông Du Tây Nam Kỳ đầu thế kỷ XX
- TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG: Về hai nhân vật bị đánh giá là “trở cờ” của phong trào Đông Du: Nguyễn Bá Trác và Lê Dư
- TRƯƠNG ANH THUẬN, NGUYỄN NGỌC THUẬN, LADAVANH SAYSONGKHAM: Phong trào Đông du ở Trung bộ và Nam bộ (Việt Nam): Những tương đồng và khác biệt
- NGUYỄN VĂN TUẤN: Hoạt động chống phá phong trào Đông du của chính quyền Pháp ở Đông Dương (1905 - 1909)
■ Chủ đề 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO ĐÔNG DU ĐỐI VỚI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ XU THẾ CẢI CÁCH, DUY TÂN Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
- HUỲNH VĂN TUYẾT: Phong trào Đông Du (1905 - 1909) - Chuyển biến mới trong phương thức cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX
- TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ: Phong trào Đông Du và sự tiếp biến văn hóa Nhật Bản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
- MAI THỊ THANH NGA: Phong trào Đông Du và khát vọng duy tân đất nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX
- NGUYỄN VĂN ĐĂNG: Ý nghĩa và tác động của phong trào Đông du đến xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
- PHẠM NGỌC BẢO LIÊM: Phong trào Đông du và sự hình thành trường Đông Kinh Nghĩa Thục: Dấu ấn của tư duy canh tân giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
- TRẦN MINH ĐỨC: Chủ nghĩa dân tộc và tính thời đại thông qua giáo dục của Việt Nam đầu thế kỷ XX
■ Chủ đề 3: “NHỊP CẦU ĐÔNG DU” BẮT QUA HAI THẾ KỶ
- NGUYỄN TẤT THẮNG, TRẦN XUÂN HIỆP Phan Bội Châu - Người thắt chặt mối quan hệ Việt - Nhật và dấu ấn trên đất Thừa Thiên Huế
- NGUYỄN THỊ THU HÀ, PHẠM THỊ NGHĨA: Phong trào Đông du và dấu ấn trong quan hệ giao lưu văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản
- NGUYỄN THỊ HIỆP: Ảnh hưởng của Phong trào Đông Du (1905 - 1909) đến văn hóa của giới trẻ Việt Nam hiện nay
- NGUYỄN THẾ HÀ, NGUYỄN KHOA TUẤN: Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX và sứ mệnh kế tục của Trường Đại học Đông Á
■ Phát biểu chào mừng hội thảo: TS. NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO - Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á
■ Khai mạc hội thảo: PGS.TS. Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
■ Báo cáo đề dẫn hội thảo: TS. Trần Đức Anh Sơn - Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Đông Á
■ Tổng kết và bế mạc hội thảo: Nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Trân trọng kính mời quý vị tham dự hội thảo (trực tiếp và trực tuyến)