Hội thảo Quốc Gia "Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 21"

Hội thảo xoay quanh các đối tượng gây bệnh trên rau, củ, quả... và cây lương thực: từ việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ bản đến việc dùng các kỹ thuật tiên tiến trong nghiên cứu; từ các biện pháp phòng trừ truyền thống đến việc dùng đối kháng, các chế phẩm sinh học hiện đại trong bảo vệ thực vật.

           

Hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 21 sẽ giới thiệu 12 công trình nghiên cứu, bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu về lĩnh vực bệnh hại thực vật Việt Nam. Được tổ chức hàng năm là dịp công bố các công trình, kết quả nghiên cứu cùa các hội viên. Hội thảo còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của các cản bộ khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đến từ nhiều địa phương khác nhau, nhằm hợp tác cùng phát triển.

Thời gian dự kiến tổ chức: vào lúc 7h45 ngày 22 tháng 7 năm 2022
Địa điểm: Trường Đại học Đông Á   

Tại đây, các nhà khoa học đã tập trung bàn thảo, trao đổi các nội dung đề tài nghiên cứu cơ bản như: "Xác định và khai thác biểu hiện của nhóm gene mã hóa nhân tố phiên mã GATA liên quan đến bệnh sọc nâu virut ở cây sắn (Manihot esculenta) bằng công cụ sinh học" của nhóm tác giả Trần Văn Tiến, Lê Hoàng Phương, La Việt Hồng, Lưu Thế Long, Trịnh Thị Thu Thủy, Nguyễn Quốc Trung, Chu Đức Hà, Lê Huy Hàm; "Ứng dụng công nghệ chỉnh sửa hệ gen CRISPR/Cas9 tạo cây trồng kháng Potyvirut" của nhóm tác giả Lê Thu Ngọc, Trần Thị Huyền, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Thu Giang, Nguyễn Văn Đoài, Tạ Thị Đông, Trịnh Đình Duy, Molnar Attila, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà, Đỗ Tiến Phát; "Tác nhân gây bệnh rụng lá đốm tròn trên cây cao su ở tỉnh Đồng Nai và Bình Phước " của nhóm tác giả Nguyễn Đôn Hiệu, Nguyễn Thị Kim Uyên, Nguyễn Phương Vinh, Nguyễn Thị Thanh Trang, Nguyễn Ngọc Mai, Đoàn Nhân Luân, Bùi Thanh Tuấn, Trần Ánh Pha và Nguyễn Anh Nghĩa; "Khảo sát hoạt tính các enzyme liên quan đến cơ chế kích thích kháng bệnh bạc lá lúa bằng dịch trích thực vật" của nhóm tác giả Trương Văn Xạ, Nguyễn Đức Độ, Nguyễn Đắc Khoa; "Một số kết quả nghiên cứu tồn trữ, phối trộn và tạo bào tửu các vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá lúa" của nhóm tác giả Nguyễn Đắc Khoa và Nguyễn Thị Phi Oanh; "Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Pantoea stewartii gây bệnh đen xơ mít của các phức hợp nano chitosan ở điều kiện phòng thí nghiệm" của nhóm tác giả Chu Trung Kiên và Trương Ngọc Anh.....

Hội thảo lần này được các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao, hứa hẹn sẽ mở ra những hướng phát triển trong việc phòng chống sâu bệnh hại thực vật tại Việt Nam.