Căn cứ Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 và Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 của UBND tỉnh về việc quy định quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn Bình Thuận;
Căn cứ Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 24/10/2024 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng thực hiện trong kế hoạch năm 2025.
Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh thực hiện trong năm 2025 như sau:
I. TÊN, MỤC TIÊU, SẢN PHẨM, PHƢƠNG THỨC THỰC HIỆN, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG KẾT QUẢ:
1. Tên đề tài: Thử nghiệm nhóm cây bản địa chịu hạn làm nguồn cây giống trồng rừng trên đất cát ven biển tỉnh Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
* Mục tiêu chung:
Xác định và tuyển chọn thành công một số loài cây gỗ bản địa, có khả năng chịu hạn phù hợp với trồng rừng trên đất cát ven biển tại 02 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
* Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra, xác định được từ 06 đến 10 loài cây gỗ bản địa, có khả năng chịu hạn phù hợp với trồng rừng trên đất cát ven biển tại 02 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam.
- Xây dựng mô hình trồng rừng cây gỗ bản địa phù hợp điều kiện đất cát ven biển của 02 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- 06 đến 10 loài cây gỗ bản địa phù hợp với trồng rừng trên đất cát ven biển tại 02 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam, đặc tính chung: chịu hạn, ít sâu, bệnh, sinh trưởng tốt. Mỗi loài nêu cụ thể tên gọi (thông thường và khoa học), đặc tính sinh học.
- Mô hình trồng rừng cây gỗ bản địa phù hợp điều kiện đất cát ven biển của 02 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam: quy mô 04 ha/mô hình/huyện; tỷ lệ cây sống trên 85%, chiều cao cần đạt trên 1,5 m; cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gỗ bản địa phù hợp với trồng rừng trên đất cát ven biển tại 02 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Kiểm lâm.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: các cơ quan, tổ chức có liên quan
2. Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trước thu hoạch, thu hoạch và sau thu hoạch quản lý chất lượng, cải thiện và nâng cao khả năng tồn trữ sau thu hoạch cho trái thanh long (trắng và đỏ) tỉnh Bình Thuận cung ứng các thị trường xuất khẩu.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
* Mục tiêu chung:
Quản lý duy trì chất lượng, nâng cao khả năng bảo quản và kéo dài thời gian tồn trữ sau thu hoạch cho trái thanh long (trắng, đỏ) tỉnh Bình Thuận đảm bảo cung ứng các thị trường xuất khẩu.
* Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng quy trình giải pháp kỹ thuật canh tác và quản lý sâu bệnh hại chính đảm bảo chất lượng và nâng cao khả năng bảo quản giảm tổn thất cho trái thanh long (trắng, đỏ) sau thu hoạch đáp ứng phù hợp an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP và TCVN 7523:2014.
- Xây dựng quy trình xử lý thu hoạch và sau thu hoạch đảm bảo quản lý chất lượng và cải thiện khả năng bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch cho quả thanh long (trắng, đỏ) với tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cho thanh long được kiểm soát ở mức 10 - 15%.
- Xây dựng mô hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật quản lý theo chuỗi sản xuất trước thu hoạch, thu hoạch và sau thu hoạch đảm bảo cải thiện khả năng bảo quản quả thanh long sau thu hoạch cung ứng thị trường xuất khẩu: với tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cho trái thanh long được kiểm soát ở mức 10 - 15% và khả năng bảo quản trái thanh long sau thu hoạch 35 - 42 ngày, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- 02 Quy trình canh tác và quản lý hiệu quả sâu bệnh hại chính đảm bảo chất lượng an toàn và cải thiện khả năng bảo quản sau thu hoạch trên trái thanh long (trắng và đỏ) đáp ứng phù hợp an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP và TCVN 7523:2014.
- 02 Quy trình quản lý thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho thanh long (trắng và đỏ) với khả năng bảo quản 35 - 42 ngày với tỷ lệ thất thoát được kiểm soát 10% - 15%. - 02 Mô hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật quản lý theo chuỗi sản xuất trước thu hoạch, thu hoạch và sau thu hoạch đảm bảo cải thiện khả năng bảo quản quả thanh long sau thu hoạch cung ứng thị trường xuất khẩu: với tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cho trái thanh long được kiểm soát ở mức 10 - 15% và khả năng bảo quản trái thanh long sau thu hoạch 35 - 42 ngày gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- 01 Sổ tay quản lý chất lượng với các giải pháp kỹ thuật quản lý theo chuỗi sản xuất trước thu hoạch, thu hoạch và sau thu hoạch đảm bảo cải thiện khả năng bảo quản quả thanh long sau thu hoạch cung ứng thị trường xuất khẩu.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội Thanh long Bình Thuận; Trung tâm Khuyến nông; Chi cục Trồng trọt và BVTV; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Tên đề tài: Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vườn thanh long già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn khác gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vườn thanh long già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn khác gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Quy trình/hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây trồng cạn đã được trồng trong mô hình.
- 03 mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vườn thanh long già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn khác gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; Chi cục Trồng trọt và BVTV; Trung tâm Giống nông nghiệp.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Tên đề tài: Nghiên cứu khu vực nhận chìm vật chất nạo vét trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
- Xác định được vị trí nhận chìm vật chất nạo vét trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất được hệ thống giải pháp triển khai có hiệu quả hoạt động nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và hệ sinh thái.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 - 2022.
- Bản đồ (tỷ lệ 1:50.000) phân vùng chất nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và hệ sinh thái tại vùng biển Bình Thuận.
- Hệ thống giải pháp triển khai hoạt động nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và hệ sinh thái tại vùng biển Bình Thuận.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
- Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
- Trong quá trình triển khai cần sử dụng, kế thừa các số liệu, tài liệu, các kết quả đã điều tra, nghiên cứu liên quan trước đây tại Bình Thuận.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện có liên quan.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Tên đề tài: Điều tra, khảo sát đánh giá các vùng đất ngập nước và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước. a. Định hƣớng mục tiêu của đề tài:
- Điều tra, khảo sát, đánh giá và kiểm kê, thống kê diện tích các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn tỉnh; xác lập được các vùng đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng và vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái để có phương án phục hồi và tăng số lượng các khu bảo tồn đất ngập nước.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Bản đồ tổng thể vùng đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng và vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái phạm vi toàn tỉnh tỷ lệ 1/100.000 (Bản đồ 3 màu cho 3 vùng đất ngập nước: vùng đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng và vùng đất ngập nước quan trọng có dấu hiệu bị suy thoái).
- Bản đồ đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước tỉnh Bình Thuận, tỷ lệ 1/50.000.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và các mô hình sản xuất phù hợp với từng kiểu đất ngập nước.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện có liên quan.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
6. Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Drone trong giám sát cứu hộ cứu nạn tại bãi biển thuộc khu vực Hàm Tiến
- Mũi né và Đồi dương Thương chánh.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
Thử nghiệm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Drone trong giám sát cứu hộ cứu nạn tại các bãi biển thuộc khu vực Hàm Tiến - Mũi Né và Đồi dương - Thương chánh.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
Mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Drone trong giám sát cứu hộ cứu nạn tại các bãi biển thuộc khu vực Hàm Tiến - Mũi Né và Đồi dương - Thương chánh.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
- Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
- Có sự tham gia đối ứng kinh phí của các cơ quan, tổ chức khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Công an tỉnh; UBND thành phố Phan Thiết.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
7. Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc và quản lí cảm xúc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của giáo viên mầm non tỉnh Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng nhận biết các biểu hiện cảm xúc và kỹ năng quản lí cảm xúc của giáo viên mầm non trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cảm xúc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên mầm non.
- Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên mầm non nhận biết các biểu hiện cảm xúc và quản lí cảm xúc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Báo cáo đánh giá thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cảm xúc và kỹ năng quản lí cảm xúc của giáo viên mầm non trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
- Bộ tiêu chí đánh giá mức độ nhận biết các biểu hiện cảm xúc và kĩ năng quản lí cảm xúc của giáo viên mầm non trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
- Bộ giải pháp giúp giáo viên mầm non nhận biết cảm xúc và quản lí cảm xúc trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
- Bộ giải pháp để rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc của giáo viên mầm non trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Sở Giáo dục và Đào tạo; Trường Cao đẳng Bình Thuận; UBND các huyện thị xã thành phố.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: các cơ quan, tổ chức có liên quan.
8. Tên đề tài: Phát triển du lịch làng chài Mũi Né - thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
Phát triển du lịch làng chài Mũi Né - thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Mô hình chuỗi sản phẩm du lịch làng chài Mũi Né có sự tham gia của người bản địa: tham quan thắng cảnh, trải nghiệm cuộc sống người dân, thưởng thức ẩm thực, không gian giới thiệu văn hóa địa phương,…
- Có ít nhất 02 tour du lịch tham quan mô hình du lịch cộng đồng làng chài Mũi Né, mỗi tour có ít nhất 20 du khách và được các du khách đánh giá cao về sự hài lòng.
- Bộ quy chế quản lý, vận hành mô hình làng chài Mũi Né.
- Bộ tiêu chí phát triển du lịch làng chài Mũi Né - thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững.
- Bộ giải pháp phát triển du lịch làng chài Mũi Né - thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững.
- Bộ dữ liệu về đặc điểm cư dân, thái độ cư dân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng chài Mũi Né theo hướng bền vững.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: UBND thành phố Phan Thiết; Hiệp hội Du lịch Bình Thuận.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
9. Tên đề tài: Số hóa Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
* Mục tiêu chung:
Số hóa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tỉnh Bình Thuận.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tiến hành kiểm kê và số hóa các di tích quan trọng và trọng điểm, ưu tiên các di tích cấp quốc gia, các địa điểm cổ và du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Số hóa các hiện vật cổ và tiêu biểu tại các nhà trưng bày và bảo tàng văn hóa, tiến tới việc xây dựng không gian trưng bày và thuyết mình bằng thực tế ảo tại các bảo tàng, nhà trưng bày.
- Số hóa các di sản văn hóa của các dân tộc tiêu biểu trên địa bàn tỉnh như các lễ hội, các loại hình diễn xướng dân gian... dưới dạng quay phim, ghi hình.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu, mạng lưới website về các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Mô hình không gian 3D chi tiết hệ thống đền, tháp Po Sah Inư.
- Hệ thống dữ liệu 3D các hiện vật cổ và tiêu biểu tại Bảo tàng Bình Thuận; Nhà trưng bày Văn hóa Chăm huyện Bắc Bình và Kho tàng hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình.
- Hệ thống dữ liệu mã QR; Thuyết minh giọng nói (audio guide) các hiện vật cổ và tiêu biểu tại Bảo tàng Bình Thuận; Nhà trưng bày Văn hóa Chăm huyện Bắc Bình và Kho tàng hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình.
- Mô hình 3D xuất bảng trên nền tảng internet về không gian trưng bày thực tế ảo tại Bảo tàng Bình Thuận; Nhà trưng bày Văn hóa Chăm huyện Bắc Bình và Kho tàng hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình.
- Hệ thống dữ liệu video, hình ảnh về các di tích, danh thắng, lễ hội và các loại hình diễn xướng của các dân tộc tỉnh Bình Thuận.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: các cơ quan, tổ chức có liên quan.
10. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình Địa du lịch (Geotourism) khu vực Suối Tiên – Mũi Né và đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
a. Định hướng mục tiêu của đề tài:
* Mục tiêu chung:
Nghiên cứu xây dựng mô hình Địa du lịch (Geotourism) khu vực Suối Tiên – Mũi Né và đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tiềm năng phát triển Địa du lịch tỉnh Bình Thuận.
- Xây dựng 02 mô hình Địa du lịch khu vực Suối Tiên – Mũi Né và đảo Phú Quy và vận hành thử nghiệm các mô hình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình Địa du lịch tỉnh Bình Thuận.
b. Định hướng sản phẩm chính của đề tài:
- Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển địa du lịch tỉnh Bình Thuận.
- Mô hình và sản phẩm địa du lịch khu vực Suối Tiên – Mũi Né.
- Mô hình và sản phẩm địa du lịch trên đảo Phú Quý.
- Bản đồ địa du lịch khu vực Suối Tiên – Mũi Né tỉ lệ 1/10.000.
- Bản đồ địa du lịch đảo Phú Quý tỉ lệ 1/10.000.
- Video clip địa du lịch 02 khu vực nghiên cứu.
- Các Tour địa du lịch liên quan với 02 khu vực nghiên cứu.
- Cẩm nang hướng dẫn và Tài liệu tập huấn địa du lịch.
- Các giải pháp phát triển mô hình địa du lịch tỉnh Bình Thuận.
- 02 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
- Hỗ trợ đào tạo học viên cao học cho tỉnh Bình Thuận.
c. Phân loại và phương thức đặt hàng:
Nhiệm vụ KHCN này là đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được đặt hàng thực hiện theo phương thức tuyển chọn.
d. Đơn vị dự kiến ứng dụng:
- Đơn vị sử dụng trực tiếp: UBND thành phố Phan Thiết; UBND huyện Phú Quý.
- Đơn vị sử dụng gián tiếp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN:
1. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì.
2. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ đề tài (Mẫu B1-1-ĐON).
3. Thuyết minh đề tài (đối với đề tài số 7 và 8 sử dụng Mẫu B1-2bTMĐTXH; các đề tài khác sử dụng biểu B1-2a-TMĐTCN).
4. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài (Mẫu B1-3-LLTC)
5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học thực hiện đề tài có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (Mẫu B1-4-LLCN).
6. Văn bản xác nhận (nếu có) về sự đồng ý của các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện đề tài (Mẫu B1-5-PHNC).
7. Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, dịch vụ cần thuê để thực hiện đề tài (thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ). Báo giá được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung trước thời điểm họp thẩm định kinh phí (nếu cần).
8. Phương án huy động vốn đối ứng đối với đề tài phải có vốn đối ứng. Văn bản cụ thể cần có cho từng trường hợp trong phương án huy động vốn đối ứng như sau:
a) Đối với trường hợp sử dụng nguồn vốn tự có: Hồ sơ minh chứng tổ chức chủ trì có thể huy động được nguồn vốn tự có để thực hiện đề tài.
b) Đối với trường hợp huy động vốn từ các cá nhân/tổ chức hoặc huy động vốn góp của chủ sở hữu: Cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của các cá nhân/tổ chức/chủ sở hữu cho tổ chức chủ trì để thực hiện đề tài.
c) Đối với trường hợp vay tổ chức tín dụng: Cam kết cho vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện đề tài hoặc hợp đồng hạn mức tín dụng còn hiệu lực của tổ chức tín dụng đối với tổ chức chủ trì. Trước khi ký hợp đồng thực hiện đề tài, nếu Tổ thẩm định kinh phí có yêu cầu, tổ chức chủ trì bổ sung Hợp đồng tín dụng cho đề tài với tổng giá trị hợp đồng tín dụng đảm bảo được vốn đối ứng thực hiện đề tài.
9. Tài liệu liên quan khác, nếu tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ hoặc đơn vị quản lý cần làm rõ thông tin trong quá trình tuyển chọn và thẩm định đề tài.
Tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn nhiệm vụ KHCN gửi 01 bộ Hồ sơ giấy gồm 14 bản (01 bản gốc và 13 bản sao) và 01 bản điện tử của hồ sơ về Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận (qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp). Thùng đựng Hồ sơ phải đƣợc niêm phong, bên ngoài ghi rõ:
- Tên đề tài.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của tổ chức đăng ký chủ trì và tổ chức tham gia phối hợp thực hiện
. - Họ tên, số điện thoại, địa chỉ mail của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và danh sách cá nhân tham gia chính. - Danh mục tài liệu có trong thùng hồ sơ.
III. THỜI HẠN NHẬN HỒ SƠ:
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn chậm nhất đến 17 giờ ngày 30/12/2024. Ngày nhận hồ sơ là ngày ghi dấu của bưu điện (trường hợp gửi qua Bưu điện) hoặc dấu công văn đến của Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận (trường hợp gửi trực tiếp).
Trường hợp thành phần hồ sơ không đầy đủ và không nộp đúng thời gian như trên, Sở Khoa học và Công nghệ không đưa ra tuyển chọn.
Địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ. 08, Nguyễn Tất Thành, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận. ĐT: 0252.382.33.93
Tải biểu mẫu hồ sơ: Tải về
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận